1. XU HƯỚNG TƯ NHÂN HOÁ (PRIVATISATION)
Theo UNESCO, tư nhân hoá giáo dục có thể được hiểu như việc áp dụng các chính sách thúc đẩy tự do và nới lỏng các quy định, cho phép các cơ sở giáo dục được hình thành bởi các nhà cung cấp tư nhân và cạnh tranh với các dịch vụ giáo dục công.
Tư nhân hoá giáo dục được phân làm 3 cấp độ:
- Sử dụng các nhà cung cấp tư nhân trong một số hoạt động thuộc giáo dục công (cung cấp cơ sở vật chất, công cụ học tập cho các cơ sở giáo dục công)
- Ứng dụng các công cụ quản trị với điều kiện các quy định về giáo dục cần được sửa đổi và bổ sung (các cơ sở giáo dục công có sự đầu tư, tham gia quản lý bởi các tập đoàn, tổ chức tư nhân.
- Các cơ sở giáo dục tư nhân hoạt động độc lập, đáp ứng các quy định công khai về luật (các mô hình giáo dục tư thục 100% vốn tư nhân).
Trong cuộc chơi này, đơn vị đi đầu trong đầu tư giáo dục những năm gần đây không thể không kể đến Vingroup, với chuỗi cơ sở giáo dục phổ thông tư thục lớn nhất tại Việt Nam hiện nay dưới thương hiệu Vinschool.
Bên cạnh đó, mô hình thành phố giáo dục tại Quảng Ngãi bao gồm hệ thống giáo dục từ mầm non tới đại học cũng đã và đang được tập đoàn Nguyễn Hoàng đầu tư với cảm hứng từ các “kinh đô” giáo dục trên thế giới như Cambridge (Anh) hay Boston (Mỹ).
2. XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ HOÁ (DIGITALISATION)
Kể từ sau năm 2012, xu hướng công nghệ hoá được đẩy mạnh với tốc độ chóng mặt, đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các dự án, sản phẩm công nghệ giáo dục. Từ đây, không chỉ các cơ sở giáo dục truyền thông tập trung vào việc tiếp cận và đầu tư công nghệ, mà các start-up giáo dục cũng triệt để khai thác yếu tố này để tạo ra giá trị cạnh tranh cho sản phẩm.
Ví dụ điển hình là Apax Leaders là đơn vị tuyên bố trở thành tập đoàn giáo dục công nghệ hàng đầu Việt Nam với ứng dụng đa dạng về công nghệ, từ các thiết bị thông minh được trang bị trong lớp học cho đến bản quyền công nghệ nước ngoài áp dụng cho mô hình quản lý. Đây là một trong những đơn vị trong nước đang có những bước đi xa nhất về công nghệ giáo dục với các ứng dụng về tương tác thực tế ảo (AR), machine learning, big data vào hệ thống giáo dục qua việc nắm bắt thông tin, phân tích hành vi của người học, từ đó đưa ra các chương trình, nội dung học phù hợp với nhu cầu của thị trường.
3. XU HƯỚNG QUỐC TẾ HOÁ (GLOBALIZATION)
Với sự du nhập của các tập đoàn, cơ sở giáo dục quốc tế, và đặc biệt là cột mốc hình thành Đại học Fulbright, ngày càng nhiều mô hình quốc tế mọc lên tạo nên một ngã rẽ mới trong thị trường giáo dục.
Các nhà đầu tư sớm nhận ra một insight thú vị tại Việt Nam, đó là phụ huynh có khuynh hướng dành sự yêu thích và đánh giá cao cho các chương trình học theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, tại thời điểm bắt đầu mở cửa, thị trường giáo dục chỉ đáp ứng được yếu tố “quốc tế” ở mức độ thuê giáo viên nước ngoài. Hiện nay, sự phát triển tại các cơ sở giáo dục đã đạt đến “quốc tế hoá” định hướng, nội dung, phương pháp, và chứng chỉ công nhận.
Đây là một xu hướng đã và đang được các đơn vị nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện. Rất dễ nhận thấy điều đó qua việc các cơ sở giáo dục hiện nay, đặc biệt là giáo dục công, đều song hành cùng các mô hình liên kết quốc tế, các lớp học chất lượng cao với chương trình giảng dạy nước ngoài.
Đối với mô hình giáo dục không chính quy, các chuỗi trung tâm Anh ngữ lớn như LEA, I-connect, VUS, ILA, Apax bắt đầu hợp tác với các đơn vị giáo dục quốc tế để đưa nội dung giảng dạy, tiêu chuẩn đánh giá quốc tế vào mô hình tại địa phương.
Nguồn tham khảo : Hashtag Business Vietnam
SIGN UP FOR FREE TRIAL CLASS NOW!
LEA's BRANCHS
Contact us: 0274.9999.899 ( press 1 )
Contact us: 0274.9999.899 ( press 2 )
Contact us: 0274.9999.899 ( press 3 )
Contact us: 0274.9999.899 ( press 4 )